Chủ Nhật, 27/07/2025
Zalo

Dấu ấn buồn của ông Riedl

Thứ Sáu 08/06/2007 14:40(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Vẫn đội bóng đó, vẫn những con người như thế, nhưng Olympic Việt Nam có và không có Alfred Riedl lại mang 2 khuôn mặt khác hẳn nhau. Thật buồn khi dấu ấn mà ông thầy người Áo để lại, trong lần chính thức cầm quân đầu tiên sau khi trở lại, có vị đắng của thất vọng.

Ông Riedl đã may mắn khi Vũ Phong toả sáng. Nếu không có Vũ Phong, Olympic Việt Nam đã bị làm bẽ mặt ngay trên sân Mỹ Đình. Nếu không có pha bóng bất ngờ với bàn thắng vào phút chót giúp Olympic Việt Nam vượt qua Olympic Indonesia 2-1, không hiểu ông có dám to tiếng nói về mình nhiều theo cái kiểu "tự sướng" như trong phòng họp báo sau trận hay không?

Cú sút xuất thần từ 35 mét thành bàn của Vũ Phong vào giây cuối cùng của trận đấu. Ảnh: VTC

Ông bảo đó là một trận đấu hay, là kết quả của những thay đổi hợp lý về chiến thuật (bỏ 4-5-1, chơi 4-4-2). Và giống như đa số các trận đấu khác, tan trận ông lại cho rằng đội bóng của ông sẽ còn tiến bộ hơn nữa trong tương lai...

Cái gì là hiệu quả từ những thay đổi về chiến thuật, lối chơi? Trong một trận đấu mà đối thủ quá yếu kém và chấp nhận đá nửa sân tìm mọi cách bịt đường vào cầu môn đội nhà mong thủ hoà đúng như tuyên bố của ông HLV trưởng trước giờ bóng lăn thì Olympic Việt Nam phải nhờ đến sự xuất sắc của một cá nhân để chiến thắng ở phút 90'+3 thì việc chủ động đề cập đến cái tôi cá nhân của Alfred Riedl thông qua việc nhấn mạnh đến sự thay đổi của sơ đồ chiến thuật, có vẻ thật nực cười.

Không thể lấy việc ép sân từ đầu đến cuối trận, cầm bóng và đá 1/2 sân, có vài cơ hội đáng lẽ phải thành bàn để chứng minh cho cái hay của Olympic Việt Nam. Hãy thừa nhận thực tế, Olympic Indonesia yếu kém về mọi mặt. Cả trận, có đúng một cơ hội từ tình huống cố định và ghi bàn. Họ thua vì yếu hơn, chứ không hẳn Olympic Việt Nam mạnh hơn.

Bàn thắng ở những phút cuối đến bất ngờ với Olympic Indonesia khiến cả sân Mỹ Đình chết lặng, rồi cú sút đập đất bị thủ môn đối thủ chạm tay trúng cột dọc vào lưới và vài tình huống sóng gió trước lúc trọng tài thổi còi kết thúc đã cứu trận đấu này. Nó đẩy cảm xúc của người xem lên cao, và giúp đọng lại cảm giác sướng khi tan trận.

Nhưng cái kịch tính rất bóng đá ấy, không khoả lấp được những thất vọng về đội bóng của ông Riedl. Trước một đối thủ yếu cả về chuyên môn lẫn tính chiến đấu, chơi trận cầu cho hết nhiệm vụ, Olympic Việt Nam đã khổ sở đến phát bực.

Thanh Bình chơi khổ sở trước khi bị thay ra. Ảnh: VTC

2 bàn thắng, một xuất phát từ pha ói bóng của thủ môn Indonesia, một nhờ cú dứt điểm xuất sắc của cá nhân Vũ Phong. Nó không phải là kết quả của những pha phối hợp rồi ăn bàn. Hơn 90 phút chơi trên chân hoàn toàn, chỉ đá bên phần sân đối thủ, nhưng thử hỏi Olympic Việt Nam có bao nhiêu tình huống đáng nhớ? 

Bóng cứ loanh quanh qua chân các cầu thủ áo đỏ ở giữa sân rồi bao giờ cũng thế được chuyển ra biên để tạt bổng vào trong. Cả trận, chỉ có một phương án tấn công như thế, cứ lặp đi lặp lại rất khuôn mẫu và bài vở.

Cách chơi bóng khô cứng và nhàm chán đó đã không làm gì được đối thủ, dù Olympic Việt Nam có sự khởi đầu tốt, có sự hưng phấn cao độ và ghi bàn thắng từ rất sớm. Olympic Indonesia đã chơi phòng ngự chủ động với đội hình 5-4-1 như Alfred Riedl nói sau trận, nhưng đó không phải phương án mà họ lên khi làm đấu pháp.

Họ chỉ chuyển qua đá 5 hậu vệ khi Olympic Việt Nam chỉ biết đưa bóng xuống biên rồi tìm cách tạt vào trung lộ. Chỉ một thay đổi nhỏ, tăng cường nhân sự để các trung vệ dạt ra biên nhiều hơn hỗ trợ hậu vệ bịt đường xuống biên, Anh Đức, Việt Cường (phải) hay Vũ Phong, Phong Hoà (trái) không thể đưa bóng được xuống sát đường biên ngang như "bài" được tập, dù có rất nhiều bóng và có đủ người để phối hợp. Đến ngang vòng 16m50 là phải tạt luôn, hoặc quay về.

Các fan cuồng nhiệt đội mưa cổ vũ chưa thể hài lòng. Ảnh: VTC

Bị bắt bài ở 2 cánh, nhiều cầu thủ tìm cách quay vào trong phối hợp trung lộ bằng những quả đập tường thẳng vào mặt hậu vệ. Nhưng do bị động, thiếu phương án sẵn sàng, hay để mất bóng vô lý và luôn bị "quát" phải chuyển bóng ra biên nên ý tưởng thay đổi cách chơi đó nhanh chóng bị dập tắt.    

Rất nhiều vị trí của Olympic Việt Nam chơi lỗi đến ngạc nhiên. Họ lúng túng trong cách chơi. Thanh Bình đá như một gã ngố còn Công Vinh liên tục lùi về giữa sân đòi bóng để tổ chức. Hãy nhìn 2 tiền vệ cánh Vũ Phong và Anh Đức, nửa đầu hiệp 1 chơi tốt, xông xáo và hiệu quả nhưng càng đá càng chệch choạc.

Thật khó để gọi tên lối chơi của Olympic Việt Nam và dường như đội bóng của chúng ta đã chơi một trận đấu không theo cái cách nào cả. Cái đó, có sai không khi cho rằng chính là sản phẩm của những thay đổi mà ông Riedl áp đặt khi trở lại cầm quân.

Đáng lẽ, trận đấu cuối cùng ở vòng loại thứ 2 trên sân Mỹ Đình tối qua phải là trận đấu mà Olympic Việt Nam dễ chơi và dễ thành công nhất. Nhưng rõ ràng hơn 90 phút trước đội bóng yếu Olympic Indonesia, không còn nhận thấy đường nét và cách chơi bóng đầy ý đồ như những trận đấu trước đó đã thể hiện.

Thế là vì sao? Có phải vì Olympic Việt Nam này là của ông Riedl?  

Asian Cup 2007 và SEA Games 24 đang ở phía trước nhưng có lẽ lại phải tự an ủi, như ông thầy người Áo vẫn hay nói, "đội bóng của tôi sẽ còn tiến bộ".

(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

Hải Triều mở mới 12 cửa hàng bất chấp kinh tế biến động, họ làm ăn ra sao?

Hải Triều mở mới 12 cửa hàng bất chấp kinh tế biến động, họ làm ăn ra sao?

Hải Triều mở mới 12 cửa hàng bất chấp kinh tế biến động, họ làm ăn ra sao?

Trong giai đoạn 2020-2025, nền kinh tế toàn cầu liên tục đối mặt với các cú sốc lớn: Đại dịch Covid-19, khủng hoảng chuỗi cung ứng, lạm phát leo thang và tâm lý tiêu dùng ngày càng thắt chặt. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã co cụm để bảo toàn nguồn lực.

QBV World Cup 2010 Diego Forlán tiết lộ bí kíp cho những cú sút xa thương hiệu

QBV World Cup 2010 Diego Forlán tiết lộ bí kíp cho những cú sút xa thương hiệu

QBV World Cup 2010 Diego Forlán tiết lộ bí kíp cho những cú sút xa thương hiệu

Tối 20/7, người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã có dịp gặp gỡ một trong những biểu tượng của bóng đá hiện đại - Diego Forlán - tại sự kiện giao lưu nhân dịp sinh nhật 7 năm FC Online (trò chơi điện tử mô phỏng bóng đá) được tổ chức tại Hà Nội

Huyền thoại Ngoại hạng Anh phục hồi thể lực chuyên sâu tại BVĐK Tâm Anh trước trận Hà Nội

Huyền thoại Ngoại hạng Anh phục hồi thể lực chuyên sâu tại BVĐK Tâm Anh trước trận Hà Nội

Huyền thoại Ngoại hạng Anh phục hồi thể lực chuyên sâu tại BVĐK Tâm Anh trước trận Hà Nội

Ngày 29/6, các huyền thoại bóng đá Manchester Reds đã có mặt tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội để phục hồi thể lực chuyên sâu trước khi bước vào trận cầu tại SVĐ Hàng Đẫy. Trước đó, họ vừa trải qua trận cầu giao hữu với các tuyển thủ Việt Nam tại SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) trong điều kiện thời tiết nóng bức, ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực.

Owen và các huyền thoại Manchester Reds giao lưu cùng NHM và trải nghiệm tại BV Đa khoa Tâm Anh

Owen và các huyền thoại Manchester Reds giao lưu cùng NHM và trải nghiệm tại BV Đa khoa Tâm Anh

Owen và các huyền thoại Manchester Reds giao lưu cùng NHM và trải nghiệm tại BV Đa khoa Tâm Anh

Ngay sau khi đáp chuyến bay tới Hà Nội chiều 29/6, các huyền thoại của Manchester United đã có buổi trải nghiệm hệ thống máy móc hỗ trợ y tế hiện đại bậc nhất tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và đồng thời đã có những phút giây giao lưu với các CĐV Quỷ Đỏ.

Biệt đội huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với Trung tâm Y học thể thao BVĐK Tâm Anh

Biệt đội huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với Trung tâm Y học thể thao BVĐK Tâm Anh

Biệt đội huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với Trung tâm Y học thể thao BVĐK Tâm Anh

Tham quan trải nghiệm tại Trung tâm Y học thể thao & Phục hồi chức năng, các huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với hệ thống robot phẫu thuật, thiết bị phục hồi dây chằng và kỹ thuật thay khớp hiện đại bậc nhất khu vực tại Tâm Anh.

Xem thêm
top-arrow
X