Thứ Sáu, 23/05/2025
Zalo

Milan chia tay Leonardo bằng đại thắng: Dấu lặng buồn

Thứ Hai 17/05/2010 14:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Milan bây giờ như một bến tàu. Một năm sau khi chia tay những tượng đài như Maldini, Kaka và Ancelotti, sân San Siro rạng sáng qua lại tiếp tục giã biệt một huyền thoại nữa. Leonardo, người đàn ông hào hoa đã gắn bó 13 năm tuổi xanh trong cuộc đời mình với màu áo đỏ-đen, từ sân cỏ cho đến bàn giấy và băng ghế huấn luyện. Ngay sau khi tiếng còi mãn trận của trọng tài Trefoloni cất lên, Leo đã là một cánh chim tự do...

Phải, một cánh chim tự do. Sự thực về việc Leonardo chia tay với Milan chỉ sau một năm cầm quân đã không còn là bí mật nữa, khi ai cũng đều hiểu rằng anh không được phép ở lại chỉ vì chủ tịch Silvio Berlusconi không chấp nhận một nhân viên dưới quyền dám cãi lại lời ông, bất chấp sự phản kháng ấy hoàn toàn là vì lợi ích của đội bóng (và cũng là lợi ích cho chính ông). Leo yêu Milan cháy lòng, nhưng vì sự độc tài của Berlusconi, đội bóng ấy đối với anh lúc này không khác gì một cái lồng bức bối mà anh muốn thoát ra khỏi nó càng sớm càng tốt. Đó chắc chắn là lý do khiến Leo từ chối trở lại làm Giám đốc kỹ thuật, từ chối làm việc cho Milan, và hẳn là vì những ám ảnh từ công việc đầy stress này, anh muốn nghỉ ngơi một thời gian.

Tạm biệt nhé, AC Milan

Hàng vạn milanista đã đến chật kín các khán đài sân San Siro, có lẽ không phải vì họ muốn xem trận đấu thủ tục của Milan, mà họ đến để tri ân Leonardo. Khắp nơi giăng tràn băng rôn, biểu ngữ dành cho Leo những lời lẽ tình cảm nhất. Họ ca vang tên của Leo trong suốt trận đấu và không ngừng khiến ống kính truyền hình phải chú ý đến tấm băng rôn lớn nhất mang thông điệp chỉ trích cay độc vào chủ tịch Berlusconi. Họ cho rằng sự vắng mặt không lý do của Berlusconi trên khán đài trong trận đấu này là biểu thị của một ứng xử thấp hèn, rằng ngài chủ tịch không dám đối mặt với thực tế rằng ở Milan lúc này, ông mới chính là người bị căm ghét nhất và đáng phải ra đi hơn bất cứ ai. Đám đông khán giả, những người đã dành cả trận đấu để vỗ tay ca ngợi thầy trò Leonardo, khiến người ta nhớ lại cảm giác đúng một năm trước đây, khi San Siro giã biệt Paolo Maldini. Sự ra đi của Leo cũng để lại những tiếc nuối không kém Paolo là bao.

Ở trên sân, các cầu thủ Milan cũng chiến đấu hết mình để giành một món quà có ý nghĩa tặng cho người thầy. Họ lao lên phía trước, không quản ngại những pha vào bóng “đồ tể” từ phía Juventus, là vì điều gì? Tất cả vì Leonardo. Hậu vệ Antonini, sau khi ghi bàn thắng, đã chạy đến ôm chầm lấy Leo trong niềm xúc động khó tả. Ronaldinho, sau khi rời sân, đã ôm chặt người bạn, người thầy của mình bên ngoài đường biên một lúc lâu. Với ngôi sao răng vẩu, Leo chẳng khác nào một người cha thứ hai, người đã tái sinh anh, đã đưa anh từ bóng tối trở lại với hào quang chói sáng. Cú đúp của Ronnie vào lưới Juventus rạng sáng qua chính là bàn thắng phút bù giờ mà Leo sút vào sự sĩ diện không hợp thời của Berlusconi. Berlusconi mua về Ronaldinho, đặt cả tương lai của Milan vào đôi chân mệt mỏi của ngôi sao này, nhưng lại không biết cách đưa anh tỏa sáng. Thế mà khi Leonardo tìm thấy một Ronaldinho siêu phàm như trước kia, vì sự cố chấp, Berlusconi đã không chịu ghi nhận.

Không có Leonardo-cầu thủ, Milan có lẽ đã không biết đến Scudetto 1999, danh hiệu đánh dấu sự hồi sinh của họ sau mùa giải thảm họa 1997-98. Không có Leonardo-GĐKT, người đã đem Kaka về sân San Siro, Milan có lẽ đã không có Scudetto 2004 và chiếc Cúp Champions League 2007. Ngày mai, không có Leonardo-HLV, tương lai nào sẽ đến với Milan, khi ngay cả Ronaldinho cũng đã nhấp nhổm muốn nối gót người thầy? San Siro vui vì chiến thắng, Leonardo vui vì những gì anh đã làm cho Milan, nhưng sau những tiếng cười ấy, chỉ còn lại nỗi buồn.
 
 
 

Tạm biệt Dida và Favalli

Cũng rất xúc động là cảnh tượng cả bốn phía khán đài sân San Siro đứng dậy vỗ tay vang rền khi hậu vệ Giuseppe Favalli, rồi đến thủ môn Nelson Dida, rời sân. Việc rút họ ra giữa chừng chính là ý tưởng của Leonardo, bởi điều đó sẽ cho phép họ nhận được những tình cảm ấm lòng từ phía người hâm mộ, sau những khoảnh khắc cống hiến cuối cùng cho màu áo sọc đỏ-đen. Sau 4 mùa giải chơi cho Milan, Favalli đã chính thức nói lời chia tay. Với Dida, mối lương duyên nhiều trắc trở kéo dài một thập kỷ với Milan cũng đã đến hồi kết. Họ đều mãn hạn hợp đồng với Milan sau mùa này. Lúc Dida bước ra khỏi sân để nhường chỗ cho Abbiati, rất nhiều milanista đã muốn xô đổ hàng rào để bắt tay với anh. Cùng Milan, Favalli giành được 1 chiếc cúp Champions League (2007), còn thành tích của Dida là 2 danh hiệu Champions League (2003, 2007), 1 Scudetto (2004), 2 Siêu Cúp châu Âu (2003, 2007), 1 Cúp vô địch TG các CLB (2007), 1 Cúp Italia (2003).


(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Hè về và một lần nữa phượng lại nở. “Biển lửa” đỏ thắm ấy không chỉ gợi nhớ những kỷ niệm đẹp - có thể là cảm hứng, động lực cho hiện tại, mà còn đại diện những phẩm chất quan trọng, không thể bỏ quên trên con đường hướng đến tương lai của chúng ta.

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha "sắt đá"

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha sắt đá

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha "sắt đá"

Trong một cuốn sách dạng hồi ký của Son Heung-min được xuất bản tại Hàn Quốc có tên “Những suy nghĩ của tôi khi chơi bóng đá”, Son kể lại hành trình của mình như thế này. Năm lớp 3, anh thấy mình muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Và Son chia sẻ điều này với bố, ông Son Woong-jung. Người cha hỏi cậu con trai lý do vì sao, và nhận được câu trả lời: “Vì nó vui”.

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tựa lưng vào sông mà đánh, cả hai đội bước ra thảm cỏ San Mames ở chung kết Europa League đêm nay đều ở thế không còn gì để mất. Định mệnh đưa họ gặp nhau ở mùa giải thất vọng nhất trong lịch sử của nhau. Lạ lùng thay, họ đều nắm cơ hội thoát hiểm bằng một lối tắt; và đang làm tốt không tưởng ở “tà đạo” đó so với tiêu chuẩn của chính mình ở mùa này.

Bruno Fernandes và nghịch lý của một ngôi sao “gánh-team”!

Bruno Fernandes và nghịch lý của một ngôi sao “gánh-team”!

Bruno Fernandes và nghịch lý của một ngôi sao “gánh-team”!

Nếu cần tìm một ai đó phải chịu trách nhiệm cho sự bết bát của Man United mùa này, hẳn nhiều người sẽ chọn cách dễ nhất - gọi tên thủ quân Bruno Fernandes. Nhưng nếu muốn thấy một cá tính kiêu hãnh đậm chất Quỷ đỏ nhất, cũng chẳng ai xứng đáng hơn tiền vệ người Bồ Đào Nha. Giữa khen và chê, giữa đỉnh cao và vực thẳm, Bruno Fernandes vẫn luôn bước tới, đón nhận tất cả…

Xem thêm
top-arrow
X