Thứ Bảy, 24/05/2025
Zalo

Dư âm chung kết cúp FA: Tốc độ

Chủ Nhật 12/05/2013 14:23(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trái với hầu hết mọi dự đoán, Wigan đã thắng Man City 1-0 trong trận chung kết Cúp FA để lần đầu tiên trong lịch sử bước lên bục đăng quang ở một giải đấu quan trọng.

Trái với hầu hết mọi dự đoán nghĩa là bất ngờ đã xảy ra? Chính xác, nhưng chỉ đúng về mặt kết quả bởi diễn biến của trận đấu đã cho thấy chiến thắng của Wigan là rất xứng đáng. Và như vậy, thêm một lần nữa trận chung kết Cúp FA mùa bóng 2012-2013 đã chứng minh rằng mọi chuyện đều có thể xảy ra khi hai đội bóng phải phân thắng bại chỉ trong một trận đấu và sự chênh lệch về trình độ, về tương quan lực lượng đôi khi không phải là những yếu tố đóng vai trò quyết định.

Bàn thắng của Wigan đã đẩy Man City đến một mùa bóng trắng tay
Bàn thắng của Wigan đã đẩy Man City đến một mùa bóng trắng tay

Thật vậy, làm sao có thể tin rằng một đội bóng đang giữ ngôi thứ hai trên bảng xếp hạng Premier League với tiềm lực tài chính dồi dào lại bại trận trước một đối thủ vẫn đang phải ngụp lặn trong cuộc chiến giành quyền trụ hạng? Làm sao có thể tin rằng một đội hình đầy sao của Man City lại ngã ngựa trước những cầu thủ khá khiêm tốn của Wigan? Thế mà điều đó đã xảy ra khiến Man City phải biết đến một mùa bóng trắng tay còn Wigan thì làm nên lịch sử.

Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân để giải thích cho thất bại của Man City nhưng nổi bật hơn cả là lối chơi thiếu hẳn tốc độ của họ.

Quan sát cách vận hành chiến thuật thì sẽ thấy khi tấn công hay phản công, Wigan thường để lộ những khoảng trống khá lớn trong hàng thủ 3 người của họ. Thế nhưng, ngay ở tình huống phòng thủ sau đó, hầu như mọi lỗ hổng đều được không dưới 5 cầu thủ của hai tuyến trên kéo về bịt kín. Điều gì đã giúp họ nhanh chóng chuyển từ tấn công sang phòng thủ như thế? Đó là do Man City tự gây khó cho mình bằng lối chơi rề rà, chậm chạp và thiếu hẳn tính đột biến. Phải chăng các cầu thủ của ông Roberto Mancini tự tin đến nỗi cho rằng chiến thắng trước sau gì cũng sẽ đến với họ?

Không chắc, nhưng có một điều chắc chắn là thay vì sử dụng những pha phối hợp ít chạm để đưa bóng thật nhanh đến khung thành của đối phương thì họ lại thường giữ bóng khá lâu trước khi thực hiện đường chuyền. Điều đó giúp cho Wigan có đủ thời gian để hình thành thế trận phòng ngự. Thi thoảng Man City cũng xuyên thủng được phòng tuyến của Wigan nhưng tiếp theo đó chỉ là những cú dứt điểm ở vị trí không thuận lợi hoặc thuận lợi nhưng lại không thắng được thủ môn Joel Robles trong một đêm xuất thần. Ông Mancini đã cố gắng cải thiện điều đó bằng cách tung James Milner và Jack Rodwell vào sân trong hiệp 2 để thay cho hai cầu thủ rề rà Samir Nasri và Carlos Tevez nhưng tiếc thay mọi chuyện vẫn không hề thay đổi.

Ngược lại, các cầu thủ Wigan sử dụng tốc độ như một cách để tuân thủ kỷ luật chiến thuật. Họ nhanh chóng rút về khi phòng ngự và cũng dâng lên rất nhanh khi tấn công, nhất là trong hiệp 1. Tất nhiên, tốc độ đã không thể mang lại bàn thắng cho Wigan nhưng ít nhất nó cũng giúp họ loại một cầu thủ đối phương ra khỏi cuộc chơi (Pablo Zabaleta phải nhận thẻ vàng thứ hai sau khi cản phá phạm luật một pha lên bóng tốc độ của Callum McManaman).                                     

Ngoài tốc độ, tinh thần thi đấu không khoan nhượng và không mặc cảm tự ti, Wigan còn làm tốt một điều nữa là tận dụng tình huống cố định để ghi bàn. Man City đã không làm được điều đó dù họ có đến 3 cú đá phạt ở những khu vực nguy hiểm và 5 quả phạt góc. Thế thì còn gì lấn cấn về chiến thắng lịch sử của Wigan?   

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Hè về và một lần nữa phượng lại nở. “Biển lửa” đỏ thắm ấy không chỉ gợi nhớ những kỷ niệm đẹp - có thể là cảm hứng, động lực cho hiện tại, mà còn đại diện những phẩm chất quan trọng, không thể bỏ quên trên con đường hướng đến tương lai của chúng ta.

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha "sắt đá"

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha sắt đá

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha "sắt đá"

Trong một cuốn sách dạng hồi ký của Son Heung-min được xuất bản tại Hàn Quốc có tên “Những suy nghĩ của tôi khi chơi bóng đá”, Son kể lại hành trình của mình như thế này. Năm lớp 3, anh thấy mình muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Và Son chia sẻ điều này với bố, ông Son Woong-jung. Người cha hỏi cậu con trai lý do vì sao, và nhận được câu trả lời: “Vì nó vui”.

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tựa lưng vào sông mà đánh, cả hai đội bước ra thảm cỏ San Mames ở chung kết Europa League đêm nay đều ở thế không còn gì để mất. Định mệnh đưa họ gặp nhau ở mùa giải thất vọng nhất trong lịch sử của nhau. Lạ lùng thay, họ đều nắm cơ hội thoát hiểm bằng một lối tắt; và đang làm tốt không tưởng ở “tà đạo” đó so với tiêu chuẩn của chính mình ở mùa này.

Xem thêm
top-arrow
X