Thứ Sáu, 23/05/2025
Zalo

Bệ phóng của Oezil: Đừng quên "người hùng thầm lặng" Flamini

Thứ Tư 02/10/2013 16:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Không được kỳ vọng nhiều và hoàn toàn bị che lấp sau ánh hào quang của Mesut Oezil, nhưng đến lúc này, Mathieu Flamini đang chơi tuyệt vời.

Ám ảnh thất bại

Khi Sol Campbell hết hạn hợp đồng với Notts County và trở về Arsenal với một bản hợp đồng ngắn hạn, CĐV Arsenal chìm trong những cảm xúc hỗn độn. Tại sao không mua một trung vệ khá hơn? Tại sao lại là Campbell, một người đã 36 tuổi và có tiền sử động kinh? Họ đủ cơ sở để thắc mắc như vậy. Campbell thi đấu không thành công, chỉ ra sân 14 trận và ghi 1 bàn. Rời Arsenal qua bến đỗ Newcastle, anh treo giày.

Nhờ Flamini (phải), Oezil được tự do sáng tạo
Nhờ Flamini (phải), Oezil được tự do sáng tạo

Sau một chấn thương vai dài hạn của Lukasz Fabianski và một chấn thương ngón tay bí ẩn của  Wojciech Szczesny, cộng với màn trình diễn tệ hại của Manuel Almunia, Arsene Wenger tìm đến một người hùng quá khứ khác: Jens Lehmann. Không chút ấn tượng nào! Lehmann chịu chung số phận với Park Chu Young, cũng một phương án vá víu cho Gervinho, khi anh này về dự CAN 2012.

Thời Arsene Wenger, Arsenal không có duyên với những bản hợp đồng ngắn hạn, những mảnh vá hoặc những màn tái tái ngộ với những người hùng quá khứ. Thierry Henry là tượng đài của CLB với 226 bàn thắng trong 8 năm, cũng chỉ làm phó cho Robin van Persie, từng là đàn em của anh, khi trở lại. Cảm xúc chứ không phải chuyên môn, là thứ Henry mang lại.

Mạnh mẽ ngày trở về

Vì lẽ đó, Mathieu Flamini hệt như một người vô hình, ngày anh gói ghém đồ đạc từ Milano về Emirates. Hào quang của Mesut Oezil che lấp anh. Những thất bại từ quá khứ ám ảnh anh. “Tôi phải nói rằng đã miễn cưỡng khi ký hợp đồng với cậu ấy (Flamini)”, chính Wenger thổ lộ như thế trong một cuộc phỏng vấn giữa tháng 9, “nhưng cậu ấy đã rất trung thực, khi nói rằng, muốn chơi bóng với phong cách Arsenal, rằng cậu ấy muốn giúp chúng tôi chiến thắng. Cậu ấy thuyết phục tôi nhờ thái độ và khát khao khi tập luyện”.

Phải, khát khao. Bạn nên nhìn cách Mathieu Flamini quét ngang toàn bộ hàng tiền vệ Arsenal để dọn dẹp cho các tiền vệ sáng tạo phía trên, để hiểu vai trò anh. Rất đơn giản: Lao vào các điểm nóng, cắt hoặc tranh bóng. Đoạt lại bóng rồi chuyền ngay lên phía trên. Arsenal không cần một thiên tài 42 triệu bảng để làm việc đó. Nhưng họ phải có một cầu thủ thật sự chăm chỉ, thật sự nắm bắt được phong cách đội bóng, và như đã đề cập, thật khát khao, để thực hiện công việc tưởng dễ dàng này. Không có đôi chân chăm chỉ ấy, Oezil, Cazorla, Giroud, Sagna, Gibbs thậm chí cả Aaron Ramsey – cầu thủ ghi đến 8 bàn mùa này vì được tự do lao lên – không thể hoạt động thoải mái như thế. Flamini nghĩa là thầm lặng và hiệu quả!

Đêm qua, Napoli bố trí 2 tiền vệ vào loại cơ bắp nhất Serie A, Behrami và Inler ở giữa sân, nhưng vẫn không thể đấu lại tuyến giữa Arsenal gần như chỉ có một Flamini trông có vẻ lẻo khoẻo và yếu đuối: Cặp Flamini-Ramsey tắc bóng thành công 7 lần cho Arsenal. Riêng Flamini chạm bóng 75 lần, nhiều nhất trận (bằng Mesut Oezil), và là trung tâm điều phối bóng với 78 đường chuyền, nhiều nhất hàng tiền vệ. Đến lúc này người ta mới hiểu, không ngẫu nhiên, cả hai trận thua của Arsenal mùa này trước Aston Villa và Galatasaray (lượt về play-off), đều diễn ra khi họ chưa có Flamini.

Nếu ví bản hợp đồng 42 triệu bảng của Arsenal với Mesut Oezil là một bước đột phá, đạp đổ hoàn toàn triết lý làm bóng đá trước đây của Arsene Wenger, thì có thể gọi Flamini là một sự bảo thủ sáng suốt của Wenger. Flamini từng từ chối lời đề nghị của Pháo thủ để đến AC Milan. Arsenal từng có một series những cố nhân thất bại khi trở về. Nhưng Wenger vẫn cưu mang Flamini với một chút miễn cưỡng ban đầu. Bí quyết thành công? Quyết đoán và khát khao!

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Công Phượng trở lại ĐT Việt Nam: Nếu không là phượng hoàng, xin được làm loài “hoa lửa”

Hè về và một lần nữa phượng lại nở. “Biển lửa” đỏ thắm ấy không chỉ gợi nhớ những kỷ niệm đẹp - có thể là cảm hứng, động lực cho hiện tại, mà còn đại diện những phẩm chất quan trọng, không thể bỏ quên trên con đường hướng đến tương lai của chúng ta.

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha "sắt đá"

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha sắt đá

Son Heung Min và tầm ảnh hưởng của người cha "sắt đá"

Trong một cuốn sách dạng hồi ký của Son Heung-min được xuất bản tại Hàn Quốc có tên “Những suy nghĩ của tôi khi chơi bóng đá”, Son kể lại hành trình của mình như thế này. Năm lớp 3, anh thấy mình muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Và Son chia sẻ điều này với bố, ông Son Woong-jung. Người cha hỏi cậu con trai lý do vì sao, và nhận được câu trả lời: “Vì nó vui”.

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tottenham vs Man United: Cúp bạc, vé vàng, tranh hùng đoạt mệnh

Tựa lưng vào sông mà đánh, cả hai đội bước ra thảm cỏ San Mames ở chung kết Europa League đêm nay đều ở thế không còn gì để mất. Định mệnh đưa họ gặp nhau ở mùa giải thất vọng nhất trong lịch sử của nhau. Lạ lùng thay, họ đều nắm cơ hội thoát hiểm bằng một lối tắt; và đang làm tốt không tưởng ở “tà đạo” đó so với tiêu chuẩn của chính mình ở mùa này.

Bruno Fernandes và nghịch lý của một ngôi sao “gánh-team”!

Bruno Fernandes và nghịch lý của một ngôi sao “gánh-team”!

Bruno Fernandes và nghịch lý của một ngôi sao “gánh-team”!

Nếu cần tìm một ai đó phải chịu trách nhiệm cho sự bết bát của Man United mùa này, hẳn nhiều người sẽ chọn cách dễ nhất - gọi tên thủ quân Bruno Fernandes. Nhưng nếu muốn thấy một cá tính kiêu hãnh đậm chất Quỷ đỏ nhất, cũng chẳng ai xứng đáng hơn tiền vệ người Bồ Đào Nha. Giữa khen và chê, giữa đỉnh cao và vực thẳm, Bruno Fernandes vẫn luôn bước tới, đón nhận tất cả…

Xem thêm
top-arrow
X